Tất cả các dữ liệu này, theo lộ trình của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch, sẽ dần dần được số hóa và trở thành tài sản để bảo tồn và phát huy, kết nối các di sản và danh thắng lại để phát triển du lịch, biến di sản thành hàng hoá của văn hoá.
Ứng dụng công nghệ vào các điểm di tích
Ông Phạm Văn Thủy, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, nhận định: "Thực tế cho thấy các di tích, di sản, các điểm đến văn hóa cũng là tài nguyên để phát triển du lịch. Từ tài nguyên phát triển du lịch đó thì biến các di tích, di sản trở thành hàng hóa của văn hóa, để chúng ta phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ văn hóa".
Hiện tại, ngành du lịch đã triển khai hỗ trợ các địa phương xây dựng điểm đến du lịch thông minh ở Hà Giang, Thanh Hóa… Hỗ trợ khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch đưa vào vận hành hệ thống vé điện tử. Tổng cục Du lịch đang tiếp tục làm việc với ban quản lý đền Quán Thánh (Hà Nội) và một số khu, điểm du lịch khác để hỗ trợ áp dụng hệ thống vé điện tử này.
Đồng thời, Tổng cục phát triển các ứng dụng, tiện ích công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp và khách du lịch như: Ứng dụng Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel; Ứng dụng quản trị và kinh doanh du lịch; Thẻ du lịch thông minh trong chương trình Thẻ Việt - Một thẻ quốc gia; Trang vàng du lịch Việt...
Theo TS. Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Văn hoá, Khoa học Văn Miếu - Quốc tử Giám, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch của Trung tâm trong thời gian qua đã đạt một số kết quả.
Đó là: Triển khai mã QR code cho 40 hạng mục của di tích, cung cấp thông tin cho khách tham quan; Hỗ trợ thuyết minh cho khách tham quan bằng thiết bị thuyết minh tự động (Audio Guide) theo chuẩn quốc tế với 12 ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha...
Ông Kiêu cho biết Trung tâm đang xây dựng cơ sở dữ liệu số 3D di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hệ thống này được xây dựng theo hướng nền tảng mở, ứng dụng các công nghệ số hóa mới nhất trong lĩnh vực di sản văn hóa (công nghệ số hóa quét Laser 3D, không ảnh, thực tế ảo AR/VR…) và công nghệ 4.0 (điện toán đám mây, thông minh nhân tạo AI, Big Data…) cho phép kết nối, chia sẻ dữ liệu số, phục vụ các nhiệm vụ chung của Hà Nội trong việc xây dựng thành phố sáng tạo và phát triển công nghiệp văn hóa.
Từ sản phẩm đã được số hóa, di sản sẽ được đưa đến cộng đồng, các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước dễ dàng hơn, từ đó góp phần quảng bá đất nước, con người Việt Nam, tạo ra các dịch vụ có giá trị gia tăng để bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chính di sản đó. Các nhà khoa học có cái nhìn tổng quát về di sản để tiến hành các thử nghiệm, can thiệp chính xác trong quá trình phục dựng.
Hiện nay, các bảo tàng ảo dành cho công chúng tham quan trực tuyến, các hình ảnh 3D của hiện vật, công nghệ thuyết minh tự động, tự dịch ra các ngôn ngữ khác nhau, thậm chí có thể tự trả lời, tương tác với công chúng tham quan. Công nghệ quét và in 3D được sử dụng để phục chế, nhân bản, sản xuất các hiện vật, di sản cho nhiều mục đích sử dụng, từ trưng bày, nghiên cứu, hay bán hàng lưu niệm.
“Trên nền tảng công nghệ mới nhất, chương trình thực cảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giámsẽ mang lại nhiều giá trị to lớn: tái hiện câu chuyện về lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng ngôn ngữ nghệ thuật, ánh sáng, âm nhạc, kỹ xảo cùng hiệu ứng sinh động, hấp dẫn; là sự kết hợp của yếu tố văn hóa truyền thống và công nghệ hiện đại vào các ngày cuối tuần, mang lại trải nghiệm khó quên cho du khách khi đến Hà Nội”, TS. Lê Xuân Kiêu chia sẻ.
Lo mất việc làm
Theo ông Phạm Văn Thủy, bên cạnh những tín hiệu tích cực thời gian qua, ngành du lịch vẫn còn hạn chế trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.
Hoạt động chuyển đổi số của các đơn vị còn diễn ra tự phát, nhỏ lẻ, chưa có sự thống nhất, đồng bộ; Chưa xây dựng được hệ sinh thái, phần mềm chung, hệ thống dữ liệu lớn áp dụng xuyên suốt, liên thông giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch; nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc tìm hiểu và lựa chọn công nghệ. Thêm vào đó, nhiều người lo ngại rằng họ sẽ mất việc làm khi chuyển đổi số len lỏi vào lĩnh vực đặc thù này.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch chia sẻ: "Chuyển đổi số không phải là để mất việc làm. Thay vào đó, chuyển đổi số để khai thác thông qua Internet, thông qua khả năng số hóa đó thu hút du khách đến với chúng ta".
" alt=""/>Biến di tích, di sản thành hàng hoá của văn hoáTrong khung 9h30-22h, khách tham quan có thể trải nghiệm các gian hàng đến từ nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực truyền thông mạng xã hội, công nghệ, giải trí... Các gian hàng tổ chức nhiều hoạt động như minigame, giao lưu với những KOLs.
Song song với gian hàng, lần lượt khung sáng và chiều tại khu vực sân khấu chính sẽ diễn ra diễn đàn về sáng tạo nội dung số và hội thảo khai thác thương mại trên các nền tảng số.
Phiên buổi sáng mang đến 8 câu chuyện về những góc nhìn và vấn đề khác nhau trong nghề. Diễn giả là lãnh đạo các đơn vị lớn như Meta, TikTok. Theanh28 hay những nhà sáng tạo được quan tâm như Lê Anh Nuôi, Gia đình truyền hình, Dino Vũ...
Trong đó, đại diện Meta có bài chia sẻ về tạo không gian phát huy nội lực cho các nhà sáng tạo. TikTok mang đến câu chuyện về sức mạnh của nội dung ngắn. Dino Vũ chia sẻ về hành trình trở thành nhà sáng tạo cùng nỗ lực để mang đến những câu chuyện tích cực đến cộng đồng. Gia đình truyền hình kể về quá trình đưa những biên tập viên, MC thành những nhà sáng tạo nổi tiếng, cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Xen giữa các phiên là những tiết mục trình diễn nghệ thuật hay hài độc thoại từ nhóm Sài Gòn Tếu.
Phiên buổi chiều mang đến nhiều bài tham luận về mối quan hệ, tác động qua lại giữa nhà sáng tạo nội dung, thương hiệu, nhãn hàng và người xem. Trọng tâm là tọa đàm "Sáng tạo nội dung và quảng bá thương hiệu - từ cộng tác đến cộng hưởng"- nơi cơ quan quản lý, các nền tảng và nhà sáng tạo chia sẻ về cách khai thác tiềm năng thương mại của lĩnh vực. Tham gia tọa đàm có ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, đại diện các đơn vị như Google, TikTok, Meta, Vinamilk, Mindshare, GroupM Vietnam.
Theo lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, "dù hai bên (chủ gara và chủ xe - PV) thoả thuận dân sự và không trình báo công an nhưng khi nắm được thông tin, CSGT Công an TP Vinh đã vào cuộc. Công an sẽ mời cháu bé và gia đình lên làm việc. Ngay sau khi có kết quả, công an TP Vinh sẽ cung cấp công khai thông tin cho báo chí".
Liên quan đến việc đền bù sửa chữa xe, ông Hoàng Đức Yên (37 tuổi, trú phường Hà Huy Tập, TP Vinh) chủ gara ô tô số 56, Nguyễn Du, TP Vinh, Nghệ An cho biết, hiện đã đạt được thỏa thuận với bên chủ xe.
"Khách hàng đã đồng ý để xe lại gara để gara chủ động sửa chữa và trả xe đúng hiện trạng ban đầu. Khách cũng không còn yêu cầu đền bù tiền. Nhân viên làm sai, tôi là chủ tiệm nên phải chịu trách nhiệm sửa. Đây là sự cố ngoài ý muốn", ông Yên nói.
Cũng theo ông Yên, ông đã đuổi việc nhân viên Lương Xuân Q, người đã tự ý lái xe của khách đi chơi đêm rồi gây tai nạn.
Anh Vinh (khách hàng mang xe bán tải Ford Ranger đến rửa) cũng xác nhận với VietNamNet về kết quả thoả thuận trên và cho biết, không muốn làm nặng thêm vấn đề.
Trước đó, như VietNamNet phản ánh, anh Vinh (trú tại Thừa Thiên Huế) đưa ô tô Ford Ranger đến gara số 56, Nguyễn Du, TP Vinh để rửa xe. Đến tối, vì vẫn chưa rửa xong nên anh chưa lấy xe về được. Sáng hôm sau, anh đến lấy thì phát hiện chiếc xe bị mất.
Trích xuất camera phát hiện nhân viên của tiệm là Lương Xuân Q. đã lái xe đi lúc 0h ngày 18/4. Sau một thời gian tìm kiếm, chủ xe phát hiện chiếc xe ở bãi rác với tình trạng nổ lốp, hư hỏng. Ước tính chi phí sửa xe tại gara của ông Yên là từ 15 - 17 triệu đồng.
Lương Xuân Q. là người họ hàng của ông Yên, mới 16 tuổi, không có bằng lái xe.
Theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người đủ 18 tuổi trở lên mới được phép lái ô tô. Do đó, người dưới 18 tuổi nếu lái xe ô tô sẽ bị xử phạt. Cụ thể như sau: - Áp dụng phạt cảnh cáo đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính lái xe ô tô (Khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Ở độ tuổi này, không áp dụng hình thức phạt tiền cho vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). - Phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi vi phạm hành chính lái xe ô tô( Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Ở mức nặng hơn, người không đủ tuổi lái xe ô tô mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra các hậu quả lớn như gây thiệt hại tài sản trị giá 100 triệu đồng trở lên, gây ra thương tích hoặc chết người... |
Bạn từng gặp tình huống vướng mắc về chất lượng dịch vụ gara? Hãy chia sẻ thông tin về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Nội dung sẽ được xác minh và đăng tải nếu phù hợp. Xin cảm ơn!